Các trò yêu quý! Thời gian nước rút có ý nghĩa trong chặng đường đua, mong các trò nhớ lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà đầy tâm huyết của cô giáo nhé!
TRƯỚC KHI THI
- Chuẩn bị kiến thức vững vàng
- Chuẩn bị trang phục và đồ dùng học tập từ tối hôm trước
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và nhớ đặt chuông đồng hồ để dậy đúng giờ
- Thần thái ở trường thi: Chú ý nghiêm túc, lịch sự vì thường thí sinh của nhiều trường hội tụ
- Tạo cho bản thân một tâm lý tốt khi bước vào phòng thi.
- Hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ
- Luôn nghĩ : Mình sẽ cố gắng và mình có thể làm được
- Ghi đủ các thông tin trên giấy thi, thường hs quên ko ghi tổng số tờ.
LÀM BÀI THI
- Cầm đề thi trên tay đọc toàn bộ đề 2 đến 3 lần
- Xác định thứ tự làm các câu và ghi vào góc trái tờ nháp, làm chắc bài cơ bản rồi mới đến bài khó
- Làm xong ý nào, câu nào gạch để khỏi sót.
- Đọc và soát đề trước khi cầm bút làm bài
- Soát bài làm sau mỗi câu trò nhé
Cấu trúc đề thi thường ra
BÀI 1: Có ba câu
Câu1: Tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của x
- Trò nhớ kiểm tra xem giá trị của x có thoả mãn điều kiện xác định không?
- Thay giá trị của x vào bt, tính ra kết quả
- Kết luận
( có trò vẫn nhầm giá trị của bt thoả mãn ĐKXĐ không viết thoả mãn ở phần kết luận nhé)
Nếu xuất hiện thêm biểu thức mới các trò nhớ bổ sung ĐKXĐ nhé
Câu 2: Rút gọn hoặc chứng minh biểu thức bằng một số hoặc một biểu thức
- Lưu ý 1: Đôi khi phải đổi dấu để tìm mầu thức chung
- Lưu ý 2: Có phép trừ cho một tổng đại số phải đặt ngoặc rồi phá ngoặc
- Lưu ý 3: Nếu đề bài là chứng minh, các trò nhớ khẳng định điều phải chứng minh
Câu 3: Có thể là một trong các câu hỏi đưa về giải BPT, giải PT, tìm giá trị nguyên, tìm Max, Min, so sánh, tìm giá trị thực..
- Lưu ý 1: Ghi lại ĐKXĐ trước khi làm trước câu
- Lưu ý 2: Trước khi kết luận giá trị tìm được của x phải đối chiếu ĐKXĐ ( học trò hay quên)
- Lưu ý 3: Hãy vẽ trục số để tổng hợp nếu thấy khó tìm, việc dùng trục số sẽ có trực quan dễ tìm
- Lưu ý 4: Trong bài Max, Min muốn sử dụng BĐT Cosi phải khẳng định hai số không âm
BÀI 2
Câu1: Giải bài toán bằng cách lập ptr hoặc hệ ptr
- Lưu ý 1: Học trò căn cứ vào câu hỏi để đặt ẩn
- Lưu ý 2: Số ẩn, Điều kiện cho ẩn: Nếu hai ẩn nhớ tìm mối quan hệ về đk giữa hai ẩn, với đk đề bài
- Lưu ý 3: Sau mỗi dòng biểu thị một đại lượng qua ẩn phải ghi đơn vị
- Lưu ý 4: Đối chiếu đk của ẩn trước khi trả lời
Câu 2: Bài toán vận dụng thực tế: Thường sử dụng công thức hình học không gian
- Lưu ý 1: Học thuộc các công thức để dễ nhớ hãy liên hệ các hình thực tế tương ứng
- Lưu ý 2: Hiểu ý nghĩa ký hiệu trong mỗi công thức
- Lưu ý 3: Đổi đồng nhất đơn vị khi áp dụng công thức
BÀI 3:
Câu 1: Giải PT bậc 2; bậc 3; 4 hoặc hệ PT
- Lưu ý 1: Tìm đk của ẩn để căn có nghĩa, mẫu khác 0; ...
- Lưu ý 2: Khi đặt ẩn phụ chú ý đk của ẩn phụ
- Lưu ý 3: Đối chiếu ĐK trước khi kết luận
Câu 2: Thường là tìm đk của tham số để hai đồ thị hàm số có mối quan hệ nào đó, hoặc tìm đk tham số để PT thoả mãn yêu cầu...
- Lưu ý 1: Xét PT hoành độ giao điểm của hai đồ thị, số nghiệm của PT chính là số giao điểm của hai đồ thị để liẻn kết logic bài toán
- Lưu ý 2: Khi trả lời toạ độ giao điểm là cặp số , hoành độ viết trươc, tung độ viết sau
- Lưu ý 3: Nếu nghiệm của PT thoả mãn là độ dài các cạnh của tam giác hoặc kích thước của hình thì cần thêm điều kiện các nghiệm dương
- Lưu ý 4: Khi hỏi diện tích hay chu vi hình tạo bởi giao điểm của các đồ thị học trò nhớ độ dài các canh luôn dương nên cần xác định giá trị tuyệt đối.
- Lưu ý 5: Đoạn thẳng AB mà song song với trục Ox sẽ có độ dài liên quan đến hoành độ của A; B, nếu song song trục Oy sẽ liên quan đến tung độ
- Lưu ý 6: Khi tìm dt các hình không có công thức ta phải chia nhỏ hoặc tìm hình bao phủ đã biết công thức tính dt
Tìm tham số để các nghiệm của PT thoả mãn ĐK cho trước, sử dụng hệ thức Vi-et
- Trò chú ý hệ số của ẩn chứa tham số
- Bao giờ cũng ktra trường hợp đặc biệt tổng các hệ số hoặc tổng đại số đan xen dấu nếu thoả mãn ta nên tìm cụ thể giá trị và thay vào
- Khi xét hệ thức Vi- ét bước một phải khẳng định đó là PT bậc 2 và có nghiệm sau đó mới đến bước 2 thay thế
BÀI 4: Hình học tổng hợp (thường có 3 câu )
- Đọc kỹ đề bài, vẽ hính chính xác chú ý: Điểm thuộc cung nhỏ, điểm nằm giữa, đoạn thẳng này nhỏ hơn đoạn thẳng kia, nằm trong góc..ký hiệu các dữ liệu đã cho trong hình
- Liên kết yếu tố cho với các kiến thức liên quan . vd: Đọc đề bài :Từ điểm A ở ngoài đtr tâm O, vẽ hai tiếp tuyến AB và AC, khi đó ta nghĩ ngay đến tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau trong đầu, luôn vẽ sơ đồ phân tích
Câu 1; Thường chứng minh tứ giác nội tiếp, các điểm thuộc một đtr
- Học thuộc các dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
- Chỉ rõ dấu hiệu sử dụng
- Sử dụng góc nội tiếp chỉ rõ xét đường tròn tâm nào
- Nếu hỏi chứng minh các điểm thuộc một đtr thì sau khi chứng minh tứ giác có 4 đỉnh đó nội tiếp thêm một bước suy ra điều phải chứng minh.
Câu 2: sử dụng các yếu tố suy ra từ câu 1
- Thường c/m đẳng thức tích, nghĩ đến tam giác đồng dạng, hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Có thể c/m các đoạn thăng bằng nhau, vuông góc, song song, tia phân giác: Hãy vẽ sơ đồ phân tích hoc trò nhé
Câu 3: Thường kẻ thêm yếu tố, mang tính phân loại cao, các dạng phong phú giành cho hs giỏi
BÀI 5: Giải các ptr đặc biệt hoặc bài toán cực trị, bất đẳng thức:
- Học trò nắm vững một số BĐT cơ bản
- Có kỹ năng đánh giá điểm rơi
- Các BĐT phụ
Giành 10 phút kiểm tra tổng thể toàn bài, tô lại các con số nếu dễ gây hiểu lầm cho giám khảo.
Soát lại thông tin và ký vào giấy nộp bài, nhớ ghi rõ số tờ nhé các trò
Sau mỗi môn thi các trò nên thư thái, nên nghỉ trưa để tinh thần thoải mái và ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm nhé.
Với mong mỏi học trò của mình đạt KQ cao nhất, không mắc lỗi đơn giản để bị trừ đáng tiếc, cô giáo viết chia sẻ này, hy vọng học trò đón đọc và ghi nhớ và vận dụng linh hoạt!