1. Xác định mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng
2. Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý
3. Hành động kiên định
4. Phương pháp đọc nhanh, nắm bắt thông tin chính
5. Sơ đồ tư duy ( Mind Mapping )
6. Trí nhớ siêu đẳng: gắn trí nhớ với hình ảnh, sự liên tưởng, làm nổi bật hoặc tưởng tượng.
7. Nghệ thuật ứng dụng lý thuyết vào thực hành: Muốn nhớ lâu thì không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ lý thuyết được, hãy vận dụng những lý thuyết đó vào thực hành trong cuộc sống. Để ứng dụng được những gì đã học các bạn học sinh cần phải phát huy một số kỹ năng bao gồm: phân tích, sáng tạo, lập luận… Ví dụ tự đặt câu hỏi về những gì vừa học, sử dụng những hình ảnh, các công cụ liên quan đến hình ảnh như sơ đồ tư duy, biểu đồ, sơ đồ…
8. Tăng tốc cho kỳ thi: Bạn nên bắt đầu tăng tốc khoảng 2 tháng trước kỳ thi và sắp xếp thời gian biểu đi ngược bắt đầu từ ngày thi môn đầu tiên của bạn. Hãy đảm bảo mỗi môn bạn ôn được ít nhất 4 lần và lần cuối cùng rơi vào 1 ngày trước khi thi.
9. Đi thi: Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Thư giãn đầu óc, đặt mình vào trạng thái tự tin quyết tâm mạnh mẽ nhất. Khi bạn ở trạng thái tự tin tuyệt đối, phấn khởi và quyết tâm, bạn sẽ làm bài với tất cả khả năng của mình.
9 Bước đơn giản trên đây nếu bạn áp dụng vào việc học tập hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể có một bảng điểm đẹp mà vẫn có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Bộ não chúng ta quan trọng nhưng sẽ chỉ là vô dụng nếu bạn không biết cách sử dụng nó đúng cách.
Nguồn tham khảo: Cuốn sách TÔI TÀI GIỎI, BẠN CŨNG THẾ của Adam Khoo