Cách đây đúng 126 năm, năm 1890 một số thủy thủ quý tộc
người Anh vốn là những tay chơi quần vợt, trên chuyến tàu thủy sang Ấn Độ,
trong lúc nhàn rỗi đã tổ chức một trò chơi mà dụng cụ của nó là chiếc cháo rán
bánh Kếp và quả bóng Tennis, sân chơi là sàn gỗ của con tàu. Do sàn tàu không
bằng và quá bóng tennis quá nẩy nên họ đã sử dụng bàn ăn trong khoang tàu và
thu gọn đường kính quả bóng cũng như thiết kế tay vợt bằng gỗ và gọi trò chơi
này là Tennis Table hay Table Tennis.
Năm 1910, một nhà kinh doanh cao su người Mỹ gốc Anh, trên
cơ sở nghe tiếng đập qua đập lại của quả bóng Tennis và thấy nó quá nẩy nên đã
thay quả bóng từ cao su chuyển sang nhựa và để tạo đổ nẩy, ông ta dán cao su
lên tay vợt và lấy thương hiệu của trò chơi là Pingpong.
Bóng bàn được hoàn chỉnh từ đó và trở thành một môn thể thao
ưa thích của những người cai trị thuộc địa Ấn Độ cũng như ở các đồn điền cao su
Nam Mĩ và châu Á.
Nếu như các trò chơi với quả bóng như bóng đá, bóng chuyền,
bóng rổ,… huy động được sức mạnh tập thể và đem đến vinh quang tập thể, bóng
rổ,… huy động được sức mạnh tập thể và đem đến vinh quang tập thể thì bóng bàn
lại tổng hợp huy động sức mạnh cá nhân: sự tinh nhanh, nhạy bén, sự khéo léo
của toàn bộ các giác quan của cá thể người chơi, khẳng định cái tôi. Ở giai
đoạn này của lịch sử cái tôi cá nhân được đề cao trong toàn bộ đời sống nhân
loại. Hơn thế nữa, bóng bàn dễ thực thi không tốn kém, không bị tác động của
thời tiết vì chơi trong nhà mà vẫn đạt được hiệu quả: vận động cơ thể, giải tỏa
năng lượng dư thừa, luyện tay, mắt, óc phán đoán, khoảng cách không gian, tính
quyết