Việc thường xuyên tiếp cận CNTT trong thời đại 4.0 giúp cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục nói chung và trường THCS Ngọc Lâm nói riêng bắt kịp sự phát triển của công nghệ nhất là quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Hiểu rõ mục tiêu đó nên BGH nhà trường và các thầy cô giáo trong HĐSP luôn tích cực tìm hiểu và đưa ứng dụng CNTT vào trong quản lý nhà trường và công tác dạy học
Trong buổi tập huấn
Bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT Khai thác chat GPT trong quản lí và dạy học” này, đồng chí Nguyễn Thị Diệu Hà - giáo viên tổ Toán – Tin đã chia sẻ lại kinh nghiệm trong việc sử dụng CNTT khai thác chat GPT trong quản lí giáo dục. Tại buổi tập huấn, toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân viên nhà trường đã được đồng chí Diệu Hà chia sẻ nội dung rất hữu ích trong việc khai thác ChatGPT để thực hiện công tác quản lý, công tác dạy và học. Bên cạnh đó là công tác chủ nhiệm lớp cụ thể như soạn giáo án, ra đề kiểm tra, trả lời tin nhắn phụ huynh học sinh, viết sáng kiến kinh nghiệm, tìm tài liệu cho bài dạy, lập kế hoạch hoạt động cho một chương trình cụ thể. Trong buổi tập huấn, thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường cũng được đồng chí Nguyễn Thị Diệu Hà hướng dẫn cách tạo tài khoản chat GPT.
Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một loại mạng trí tuệ nhân tạo (AI) được huấn luyện bởi công ty OpenAI (Mỹ), có khả năng tạo ra các văn bản, nội dung và câu trả lời một cách tự nhiên và đủ thông minh dựa trên yêu cầu của người sử dụng.
Qua buổi tập huấn, các thầy cô giáo đều nhận thấy rõ ích lợi của việc sử dụng ChatGPT trong dạy học và biết cách sử dụng hiệu quả ChatGPT.
Chia sẻ với các thầy, cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường, cô giáo Diệu Hà cũng cho biết, khi sử dụng Chat GPT, các giáo viên cần lưu ý đây chỉ là một công cụ hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn vai trò của giáo viên. .
“Nên đặt câu hỏi rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin để thu được câu trả lời chính xác. Giáo viên cũng nên kiểm tra lại các kết quả được cung cấp để đảm bảo tính chính xác và phù hợp. Hơn nữa, giáo viên cần luôn tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin của học sinh và không tiết lộ thông tin cá nhân của học sinh cho bất kỳ ai, kể cả ChatGPT…” – cô Diệu Hà chia sẻ.
Cô Diệu Hà cũng nhấn mạnh, ChatGPT nên được sử dụng như một công cụ phụ trợ để giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc học tập. Đồng thời, giáo viên đóng vai trò giám sát và định hướng cho học sinh trong quá trình sử dụng công cụ ChatGPT. Với những ích lợi ChatGPT mang lại, việc tiếp cận phần mềm này sớm, hiểu và khai thác nhuần nhuyễn ngay từ đầu giúp các trường học hoạt động hiệu quả hơn, giúp các CBQL, GV, NV làm việc tự tin hơn, bắt kịp sự phát triển của công nghệ và quá trình chuyển đổi số trong giáo dục thời gian tiếp theo.
Dưới đây là một số hình ảnh tham gia buổi tập huấn: