Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ khuyến khích ở tất cả các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục thời đại 4.0. Mở đầu buổi SHCM tháng 2, nhà giáo ưu tú Ngô Hồng Giang, bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu: “
Công tác viết, đánh giá và xét duyệt SKKN của các CB-GV-NV nhà trường hàng năm là để ghi nhận tâm huyết của CB-GV-NV nhà trường, từ đó áp dụng SKKN nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo của công chức, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động của Ngành đồng thời khẳng định“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng tận tụy vì học sinh”.
Đã nhiều năm, phong trào viết SKKN của trường THCS Ngọc Lâm được các cấp lãnh đạo ghi nhận đạt nhiều thành tích ứng dụng, nâng cao năng lực và bồi dưỡng đội ngũ ngày càng vững về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, nghiên cứu khoa học và khả năng tự học.
Để công tác nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, BGH nhà trường đã chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn đi sâu nghiên cứu và phối hợp hỗ trợ GV. Trong buổi SHCM tháng 2, đồng chí Đỗ Minh Phượng đã đại diện các tổ nhóm chuyên môn trình bày tới các CB, NV trong trường một số điểm lưu ý
Thứ 1. Cần chú ý tới: Nội dung đề tài:
- Nội dung nghiên cứu của đề tài phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của ngành GDĐT trong giai đoạn hiện nay; chú trọng giải quyết những vấn đề thực tiễn giáo dục tại cơ sở.
- Nội dung SKKN là những nội dung, giải pháp mới nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu đề ra. Nêu bật kết quả đạt được (kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp dụng kinh nghiệm).
- Lý giải một cách khoa học sự phù hợp của các giải pháp đã thực hiện với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp và qui chế, qui định chuyên môn (do Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp ban hành).
- Trình bày các yêu cầu về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng SKKN đã nêu; nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển của Đề tài.
- Khi áp dụng SKKN cần phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu, công nghệ mới được cá nhân tham khảo áp dụng (tên SKKN, tác giả, nơi phát hành - nếu có) và tóm tắt giải pháp, kinh nghiệm được tác giả nêu lên mà bản thân đưa vào áp dụng; trình bày điều kiện và hoàn cảnh áp dụng trong trường hợp cụ thể (chú ý nêu những điều kiện tương đồng hay khác biệt trong áp dụng); những sáng tạo trong khi áp dụng, hoặc phần bổ sung của người áp dụng; những đề xuất, khuyến nghị (nếu có).
Thứ 2: Một số quy định chung về cấu trúc:
- Có nhiều dàn ý về cách viết một SKKN khác nhau tùy từng lĩnh vực, từng bộ môn, nhưng cơ bản sẽ có những nội dung như sau:
+ Phần mở đầu (Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu…)
+ Phần nội dung (Cơ sở lý luận, thực trạng,giải pháp đã áp dụng, kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá…)
+ Phần kết luận, khuyến nghị
+ Tài liệu tham khảo
- Bản SKKN được in, đóng quyển, độ dài tối đa là 10 trang (không tính các minh chứng); đánh máy bằng MS Word, khổ giấy A4, Font Unicode, kiểu chữ Time New Roman cỡ 14, dãn dòng 1.2, lề trái: 3cm, lề phải: 2cm, lề trên: 2cm, lề dưới: 2cm; đánh số trang/tổng số trang, căn giữa.
Thứ 3: Vai trò của tổ nhóm chuyên môn:
- Tổ nhóm chuyên môn giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai KH và hướng dẫn GV đăng ký viết đề tài NCKH, SKKN vào các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn đầu năm học (Lưu ý bám sát hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp, động viên giáo viên đăng ký thi đua, đặc biệt là các đồng chí đăng ký khen cao)
- Cá nhân các đồng chí GV trực tiếp báo cáo toàn bộ quá trình nghiên cứu, các giải pháp trong SKKN cùng các minh chứng chứng minh tính hiệu quả, tính thực tiễn trước tổ chuyên môn trong các buổi SHCM.
- Các thành viên trong tổ chuyên môn nghe báo cáo từ tác giả, thẩm định tính trung thực của SKKN, trao đổi, đóng góp ý kiến với tác giả, thống nhất với các thành viên trong tổ và làm biên bản đánh giá tính hiệu quả do các giải pháp SKKN mang lại.
- Với các SKKN có giá trị, tổ nhóm chuyên môn sẽ cùng triển khai, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Sau đó sẽ có các tọa đàm rút kinh nghiệm để việc áp dụng SKKN vào thực tiễn có chất lượng hơn.
Sau phần trình bày của đồng chí Đỗ Minh Phượng các CB- GV- NV nhà trường đã tích cực sôi nổi trao ddoorithaor luận về kinh nghiệm viết cũng như phổ biến, áp dụng các SKKN vào thực tế dạy – học của nhà trường.
Sau buổi SHCM, BGH nhà trường THCS Ngọc Lâm nhấn mạnh về ý nghĩa của SKKN trong nhà trường và mong muốn các thầy, cô giáo cũng như các đồng chí nhân viên nhà trường luôn tràn đầy nhiệt huyết, sáng tạo trong mỗi trang viết, mang những đóng góp của mình “tỏa hương” trên mảnh đất tri thức góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy – học của nhà trường.
Một số hình ảnh trong ngày sinh hoạt chuyên môn tháng 02/2022:
Nhà giáo ưu tú Ngô Hồng Giang - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu trong ngày sinh hoạt chuyên môn
Cô giáo Đỗ Minh Phượng - TTCM tổ KHTN trình bày nội dung ngày sinh hoạt chuyên môn
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng nhà trường đưa ra các ý kiến trong ngày sinh hoạt
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan - Phó Hiệu trưởng nhà trường đưa ra các ý kiến trong ngày sinh hoạt