Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói
“ Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”, đúng vậy một câu nói đã bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt dành tặng cho những ai đang làm về giáo dục. Và khi
“ Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, giữa muôn vàn nghề nghiệp, họ chọn cho mình việc gắn bó với phấn trắng, bảng đen, với những mầm xanh của đất nước. Nghề giáo với bao trăn trở, không chỉ là dạy học, là truyền đạt kiến thức mà chính là người chia sẻ, ươm mầm ngọn lửa, nhiệt huyết trong mỗi học trò để hướng đến những giá trị tích cực. Vậy trước những áp lực cuộc sống, trước những nỗi lo toan và bộn bề các mối quan hệ trong môi trường giáo dục, nếu chẳng đủ bản lĩnh, chẳng đủ vững tâm thì thật khó để dìu bước các thế hệ học trò… Làm thế nào để trở thành “
Người giáo viên hạnh phúc”?, đó là điều ai trong mỗi chúng ta cũng mong mỏi tìm câu trả lời. Bởi khi ta hạnh phúc sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh….
Mỗi thầy cô giáo, với sứ mệnh của người thầy cũng chính là người gieo đi những hạt yêu thương cho học sinh, là người luôn cố gắng, nỗ lực định hướng và thay đổi cho mỗi hạt giống được nảy mầm và phát triển toàn diện . Không ai khác cũng chính thầy cô - người luôn cho đi mà không mong ngày nhận được sự đền đáp. Họ luôn dùng chính nhân cách của mình để giáo dục nhân cách cho học sinh, thổi hồn, truyền cảm hứng tới các em bằng cả tấm lòng. Bởi “
Nhân cách của người thầy là sức mạnh có tầm ảnh thưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kì cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kì một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Chính thầy cô là người nắm vững quy luật gieo hạt để ươm lên những hạt giống đẹp, tạo môi trường tốt nhất để các em cảm nhận trọn vẹn tình yêu thương, để mỗi ngày đến trường các em sống trong niềm vui, sự hồn nhiên, hứng thú học tập, sống biết ơn, sống có nghị lực, bình an và hạnh phúc. Một người giáo viên hạnh phúc, người biết thấu hiểu học sinh, luôn cố gắng đồng hành và đánh thức những xúc cảm của các em, coi học sinh như những người con của mình để mỗi học sinh là một thành viên trong gia đình, cùng nhau xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Trên tinh thần yêu thương, cảm thông, chia sẻ nhưng vẫn có tính kỷ luật, thầy cô biết khen thưởng- kỷ luật đúng lúc, cùng các em vui chơi, học tập an toàn…. Để làm được tất cả những điều đó thì người thầy phải làm chủ được
“ nghệ thuật quản trị cảm xúc”, Hiểu và nắm vững được quy luật của cảm xúc, nguyên nhân và hậu quả của cảm xúc và kỹ năng kiểm soát, điều hòa cảm xúc cho giáo viên. Người giáo viên nắm vững nguyên nhân, hậu quả tiêu cực trong nghề dạy học để từ đó kiểm soát thật tốt các tình huống trong quá trình dạy học.
Phụ huynh là những người đồng hành cùng các em học sinh, cùng nhà trường và giáo viên trong quá trình học tập và phát triển của các em. Vì vậy người giáo viên phải hiểu và nắm bắt được 8 kiểu phụ huynh trong quá trình giao tiếp, kiểm soát những vấn đề thường gặp trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với phụ huynh để từ đó biết cách giao tiếp có hiệu quả. Hãy tìm từ phụ huynh sự tích cực để có cách đối xử bao dung và nhân văn. Hơn hết người giáo viên sẽ đồng hành cùng phụ huynh, gỡ rối cho họ hướng họ đến gần với sự yêu thương, chia sẻ, để trở thành những người thầy, người thân của các em học sinh trong cuộc đời….
Sau phần chia sẻ của thầy là phần trao đổi những vấn đề mà chính các thầy cô trong quá trình dạy học, làm công tác chủ nhiệm còn băn khoăn, những nỗi tơ lòng đã được tháo gỡ trong niềm vui và sự tin yêu. Không khí thảo luận diễn ra sôi nổi, những câu hỏi, những chia sẻ của các thầy cô giáo với mong muốn thấu hiểu các em học sinh và thêm tận tâm với nghề. Thay mặt tập thể HĐSP nhà trường, Nhà giáo Ngô Hồng Giang- Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ, cảm ơn những chia sẻ quý báu đã giúp cho các thầy cô giáo thêm vững tin hơn trong công tác giảng dạy. Thêm yêu mến học trò và yêu sự nghiệp trồng người.
Hy vọng rằng qua buổi tập huấn bổ ích, mồi thầy cô giáo sẽ thấu hiểu hơn, cùng nhau xây dựng ngôi trường hạnh phúc, các mối quan hệ đồng nghiệp, thầy trò, gia đình và nhà trường, giáo viên với phụ huynh luôn gắn kết, sẻ chia. Để “ hạnh phúc” được lan tỏa …
Một số hình ảnh trong buổi chia sẻ: