Sáng gày 26/12/2021, UBND quận phối hợp với Trung tâm Chính trị, Phòng Nội vụ Quận Long Biên tổ chức
“ Lớp học bồi dưỡng kiến thức về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho viên chức và giáo viên năm 2021” cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn quận.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND Quận Long Biên. Các đồng chí lãnh đạo trong BGH cùng hơn 50 đồng chí giáo viên trường THCS Ngọc Lâm tham gia lớp bồi dưỡng chính trị thông qua hình thức trực tuyến qua nền tảng Zoom.
Tại lớp bồi dưỡng, các cán bộ quản lý, giáo viên các đơn vị trường học được nghe đồng chí báo cáo viên TS. Lê Thị Hoa - giảng viên chính Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hà Nội truyền đạt các nội dung, tập trung vào các vấn đề: mô hình chính quyền đô thị, chính quyền điện tử, chính quyền chuyển đổi số. Mục đích yêu cầu, phương pháp học tập và nội dung nghiên cứu của chuyên đề.
Phần thứ nhất : Báo cáo viên trình bày về mô hình chính quyền nói chung và mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội. Vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. HĐND,UBND quận, UBMTTQ và các cơ quan hành chính khác. Báo cáo viên triển khai nội dung UBND phường làm việc như thế nào khi không có HĐND, làm rõ quá trình HĐND phường chuyển sang chế độ làm vệc thủ trưởng, Chủ tịch UBND phường là người có quyền lực và chịu trách nhiệm chính, quản lí, điều hành, quyết định tất cả các vấn đề liện quan đên hoạt động ở phường đó. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình điều hành của UBND.
Đồng chí báo cáo viên cũng nhấn mạnh cơ cấu tổ chức của UBND phường bao gồm: Chủ tịch UBND phường, phó CT UBND phường, Trưởng công An, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự và các công chức khác : Văn phòng - Thống kê ; Địa chính - Xây dựng ; Đô thị và môi trường ; Tài chính - Kế toán ; Tư pháp - Hộ tịch ; Văn hóa - Xã hội. Với vai trò là công chức làm việc tại UBND, bình quân là 15 người/ phường, số bình quân này tính tổng trên số phường của một quận, thị xã. Trong đó làm rõ vai trò của CTUBND quận, thị xã là được quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật…Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường. Chủ tịch UBND quận, thị xã có quyền tuyển dụng, sử dụng, quản lí khen thưởng, kỉ luật công chức phườn…theo quy định.
Với mô hình chính quyền hiện nay, tập trung đẩy mạnh phân cấp phân quyền có những điểm mới.
Trước hết Chủ tịch phường được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện kí và đóng dấu chứng thực bản sao từ các bản chính các giấy tờ, văn bản.
Sau đó hằng năm, ít nhất hai lần, Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị, đối thoại với nhân dân về những vấn đề của địa phương. Lắng nghe nhân dân bày tỏ ý chý, nguyện vọng, băn khăn, kiến nghị với chính quyền. Và truyền tải các thông tin, vấn đề lên UBND Quận và các cơ quan liên quan để giải quyết.
Tiếp theo đồng chí báo cáo viên trình bày nội dung phần hai : Chính phủ điện tử và chuyển đổi số. Đây là xu hướng tất yếu của nhiều nước trên thê giới, tiến tới ố hóa các cơ sở dữ liệu trong mọi lĩnh vực. Căn cứ quyết định số 942-TTg và QĐ số 749/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2021 của Chính phủ Việt Nam khẳng định.
Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ gười dân và doanh nghiệp tốt hơn, là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ. Làm rõ CPĐT là chính phủ tin học hóa quy trình đã có, cung cấp trực tuyến các dịch vụ hành chính công đã có. Chính phủ số là chính phủ chuyển đổi số, đổi mới mô hình hoạt động, thay dổi quy trình làm việc, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, nhanh chóng cung cấp dịch vụ công mới.
Chính phủ điện tử và Chính phủ số lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu. Trong đó Thủ tướng chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược tầm nhìn với những lợi ích lớn góp phần minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tằn cường giao quyền và chịu trách nhiệm, cải thiện ngân sách nhà nước, tăng năng suất làm việc của công chức, giảm tham những. Mục tiêu hướng tới xây dựng chính phủ chuyển đổi số, chính phủ điện tử, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường thế giới. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành xây dựng chính phủ điện tử. Từ 2021 chuyển từ CP điện tử sáng chính phủ số với mục tiêu 2025 cung cấp cho người dân các chất lượng dchj vụ tốt nhất- phục vụ xã hội, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội, vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế- xã hội tiến tới thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia đưa Việt Nam thành nhóm 50 nước về chỉ số tổng thể, chỉ số dữ liệu mở thế giới.
Trong 8 lĩnh vực được Chính phủ phê duyệt thì Giáo dục được quan tâm đứng ở vị trí số 2 trong mục tiêu cụ thể với hệ thống giáo dục số hóa. Khẳng định bốn mục tiêu chính trong chuyển đổi số giáo dục : Mỗi học sinh, sinh viên có một hồ sơ cá nhân về học tập. Cơ sở đào tạo: quản lí dạy và học trên mơi trường số, nộp học phí không dùng tiền mặt ; dạy và học, điểm danh..trên phần mềm, giáo án, bài giảng học liệu số trên kho dữ liệu, tạo trò chơi trong học tập… Chuyển đổi số trong giáo dục với chiến lược giáo dục số huy động các nguồn lực, hợp tác liên ngành, đào tạo sư phạm, khoa học giáo dục, truyền thông với dữ liệu lớn; Môi trường chính sách, luật, quy định, hướng dẫn thi hành, hệ sinh thái số; Nguồn nhân lực: Lãnh đạo quản lí, giảng dạy, kĩ thuật, dịch vụ ; Văn hóa: Học tập suốt đời, liêm chính học thuật, đạo đức nghiên cứu, sự cam kết của lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán; Công nghệ : hạ tầng viễn thông, thiết bị, phần mềm ứng dụng..
Hà Nội với chương trình chuyển đổi số mục tiêu cơ bản tới năm 2030. Thành phố phát triển mạnh mẽ về chính quyền só, kinh tế số, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động uản lí, điều hành của chính quyền thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh của danh nghiệp, địa phương, phương thức sống, làm việc của người dân, phát tiển môi trường số an toàn, văn minh. Với mục tiêu cơ bản phát triển chính quyền số, nâng cao hieuj quả hiệu lực hoạt động và phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển xã hội, thu hẹp khoảng cách số.
Đối với ngành Giáo dục và đào tạo chúng ta cần xác định nững nhiệm vụ trong năm học 2021 - 2022 và những nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Có những phương hướng phù hợp với sự phát triển trong thời kì hội nhập, thời kì chuyển đổi số.
Buổi học diễn ra trong không khí nghiêm túc, trang trọng, những nội dung bổ ích trong buổi báo cáo chính là phương hướng, là kim chỉ nam để các cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập và rèn luyện trong thời kỉ chuyển đổi điện tử, chuyển đổi số. Sau phần trình bày của báo cáo viên là phần phát biểu của đại diện trung tâm chính trị quận Long biên thay mặt các học viên trong lớp học chính trị gửi lời cảm ơn tới báo cáo viên TS-GVC Lê Thị Hoa cùng các thầy cô và thông báo phần nội dung bài viết thu hoạch sau buổi học.
Bồi dưỡng kiến thức về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho viên chức và giáo viên là nhiệm vụ được thực hiện nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn quận về xu thế hội nhập thời đại 4.0, chuyển đổi số trong các lĩnh vực giáo dục, chính trị, kinh tế - xã hội, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Từ đó tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn vững vàng, trình độ công nghệ số vững chắc, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cũng như các hoạt động thời kì hội nhập của quận Long Biên. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Ngọc lâm quyết tâm rèn luyện “
bồi dưỡng kiến thức về mô hình chính quyền đô thị, chính phủ điện tử, chuyển đổi số cho viên chức và giáo viên” cùng chung mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN hùng cường, tự lực tự cường, xây dựng xã hội, đất nước giàu mạnh, văn minh, hội nhập.