Ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết trường THCS Ngọc Lâm vừa tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika - sốt xuất huyết.
Đợt ra quân lần này, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động học sinh toàn trường tích cực phòng chống dịch sốt xuất huyết với khẩu hiệu “không có lăng quăng, không sốt xuất huyết; tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng để phòng sốt xuất huyết”. Trong đó, cán bộ trạm, cán bộ xã và các cộng tác viên tới từng hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, loại trừ lăng quăng và kiểm tra các dụng cụ chứa nước tại các hộ, tư vấn, phát tờ rơi phổ biến kiến thức về bệnh sốt xuất huyết; hướng dẫn và thực hành cách phòng chống dịch cho các hộ gia đình như: vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, thường xuyên cọ rửa lu khạp có lăng quăng, thả cá vào các vật dụng chứa nước, đậy kín các nắp lu có chứa nước, để hạn chế dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra.
Đợt ra quân lần này, nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, tự giác về các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, góp phần khống chế tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới.
BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Theo thông tin từ ngành Y tế từ đầu năm 2017, VN ghi nhận gần 60 000 ca SXH, 17 ca tử vong; tại Hà Nội đã ghi nhận 6699 ca bệnh, 3 ca tử vong. Trước tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân và các biểu hiện của SXH để kịp thời xử lí.
SXH Là gì ?
– Sốt xuất huyết bao hàm 2 ý là “sốt” và “xuất huyết”. Sốt ở đây chỉ truyền qua muỗi, khi muỗi mang mầm bệnh đốt người thì người đó bị lây bệnh. Sau khi bị muỗi đốt từ 2-7 ngày, người bệnh mới có triệu chứng (mới phát bệnh), mới sốt, người đau ê ẩm…
– Sốt là do bị giảm tiểu cầu, gây ra xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu mũi; với phụ nữ thì kinh nguyệt kéo dài, thậm chí bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Nhưng cũng có những trường hợp không xuất huyết mà chỉ bị sốt.
– Nhưng nguy hiểm nhất là sốc, sốc